Siêu biến thể mới đột biến rất cao, có khả năng né tránh 'hệ thống phòng thủ' vaccine COVID-19

Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.

Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.

Rất đáng lo ngại

Theo TTXVN, trả lời phỏng vấn báo chí, Đặc phái viên Nabarro của WHO đã cảnh báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 rất đáng lo ngại khi virus có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" của các vaccine mà thế giới đã sử dụng từ đầu năm đến nay.

Ông cho biết sẽ mất vài tuần để đánh giá tác động của biến thể mới. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu cách thức lây lan của biến thế mới và tác động của nó đến các phương pháp điều trị và vaccine hiện nay.

Sau cuộc họp này, WHO sẽ chia sẻ hướng dẫn với chính phủ các nước nhằm ứng phó với siêu biến thể mới.

Trước mắt, WHO khuyến nghị các nước nên tiếp tục áp dụng cách tiếp cận khoa học và đánh giá rủi ro khi thực thi các biện pháp hạn chế đi lại. 

Biến thể mới có tên B.1.1.529, được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây.

Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên.

Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.

Nhằm ngăn chặn nguy lây nhiễm biến thể mới, nhiều nước đã ban hành lệnh tạm thời ngừng hoạt động vận tải hàng không từ Nam Phi và các nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi.

Israel có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Ngày 26/11, Thủ tướng Israel, ông Naftali Bennett, cảnh báo quốc gia Trung Đông này đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia với sự xuất hiện của biến thể mới B.1.1.529.

Theo TTXVN, phát biểu tại cuộc họp với các quan chức và chuyên gia y tế bàn cách thức đối phó với biến thể B.1.1.529 phát hiện đầu tiên tại Nam Phi, Thủ tướng Bennett nhấn mạnh:  "Chúng ta hiện đang đứng trước khả năng phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Nguyên tắc chính yếu hiện nay là phải hành động nhanh chóng, quyết liệt và ngay lập tức”.

Trước đó, Bộ Y tế Israel đã công bố trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, là một công dân đi du lịch nước ngoài trở về từ Malawi.

Ngay trong tối 25/11, Israel đã thông báo đóng cửa biên giới đối với du khách đến từ một loạt quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini, đồng thời yêu cầu cách ly bắt buộc đối với công dân Israel trở về từ các quốc gia này.

Làn sóng dịch bệnh thứ tư tại Israel đang có dấu hiệu thuyên giảm nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine trên diện rộng, bao gồm cả trẻ em trong nhóm tuổi 5/11.

Tính đến sáng 26/11, tại nước này đã có 5,77 triệu người được tiêm đủ 2 mũi vaccine, chiếm 60% dân số. Tuy nhiên, số ca mắc mới COVID-19 tại Israel hiện vẫn khá cao, với 524 ca được ghi nhận trong ngày 25/11. Hiện Israel đang cân nhắc đóng cửa các trường học để khuyến khích học sinh tiêm vaccine phòng bệnh.

Một loạt quốc gia siết chặt quy định nhập cảnh

Theo TTXVN, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 vào ngày 28/11 tới sau khi các nhà khoa học phát hiện một siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này.

Tuyên bố ngày 26/11 của Chính phủ Nam Phi nêu rõ các quyết định được Hội đồng trên đưa ra sẽ trở thành căn cứ để chính phủ ban hành đánh giá về tình hình dịch COVID-19, trong đó có việc triển khai các mức độ phong tỏa phù hợp.   

Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, cùng ngày, các quan chức Malaysia cho biết quốc gia Đông Nam Á này sẽ siết chặt quy định với người nhập cảnh từ 7 quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.

Theo đó, tất cả các trường hợp không phải là công dân Malaysia và những người không thuộc diện cư trú tại nước này có lịch trình đi lại tới 7 quốc gia này trong thời gian gần đây đều không được phép nhập cảnh.

Các công dân Malaysia và người nước ngoài thuộc diện cư trú ở Malaysia vẫn sẽ được phép nhập cảnh, song phải tuân thủ quy định cách ly. Ngoài ra, Malaysia cũng cấm công dân nước này tới 7 quốc gia châu Phi nói trên. 

Dự kiến các quyết định trên sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tuần này. 

Tại châu Âu cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết nước này cũng đã quyết định ngừng tất cả các chuyến bay khởi hành từ miền Nam châu Phi đến Pháp trong vòng 48 giờ. Bộ trưởng Véran nhấn mạnh hiện chưa có trường hợp nào tại châu Âu được chẩn đoán nhiễm biến thể B.1.1.529. Ông cũng cho biết thêm rằng tất cả những người từng đến khu vực này đều sẽ được xét nghiệm sàng lọc và giám sát chặt chẽ. 

Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết sẽ cùng các nhà lãnh đạo khác của Liên minh châu Âu tiến hành các cuộc thảo luận trong những giờ sắp tới để bàn về việc ứng phó với biến thể mới này. 

Tại Croatia, Bộ trưởng Nội vụ Davor Bozinovic cho biết nước này sẽ siết chặt các quy định đi lại từ một số quốc gia để đề phòng lây lan biến thể B.1.1.529. Danh sách hạn chế gồm có Nam Phi, Africa, Botswana, Eswatini, Lesotho, Zimbabwe, Namibia và Hong Kong (Trung Quốc). Các quy định hạn chế sẽ chính thức được đưa ra sau ngày 26/11. 

Hàng loạt động thái của các quốc gia nói trên được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia tại như Đức, Anh, CH Séc, Israel, Singapore... cũng đã cấm hầu hết các hoạt động đi lại từ châu Phi do lo ngại nguy cơ lây nhiễm của siêu biến thể B.1.1.529./.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn