Nguyên nhân số ca tử vong do COVID-19 ở TP.HCM vẫn ở mức cao

gt; gt; gt; Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men
gt; gt; gt; Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai. Ảnh: VTC News.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai. Ảnh: VTC News.

Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.

Thông tin trên VTC News, tại họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố chiều ngày 25/11, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, do số ca mắc mới những ngày qua có xu hướng tăng nhẹ nên lượng F0 tử vong vẫn chưa giảm nhiều.

So với giai đoạn tháng 7 và 8, hiện số F0 đã giảm nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao, tuy nhiên, bà Mai cho rằng, việc tính tỷ lệ tử vong dựa trên số ca tử vong và tổng ca bệnh nặng là chưa phù hợp. Bởi một bệnh nhân nặng có thể điều trị trong thời gian dài nên không thể lấy số người nhập viện chia cho số ca tử vong trong ngày để suy ra tỷ lệ.

Theo phân tích các trường hợp tử vong của Sở Y tế TP.HCM cho thấy, số lượng không nhỏ là bệnh nhân rất nặng từ các tỉnh khác chuyển về. Chính do số bệnh nhân ngoài tỉnh tới TP.HCM điều trị rồi không qua khỏi làm số ca tử vong tại thành phố tăng lên.

"Vấn đề hỗ trợ các tỉnh nên thành phố không thể từ chối. Tuy nhiên, những ca bệnh rất nặng, tuyến điều trị đã cố gắng nhiều nhưng đa phần không qua khỏi, số này cũng làm ca tử vong ở thành phố tăng”, bà Mai nói.

Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM nêu nguyên nhân thứ 2 khiến số lượng bệnh nhân tử vong còn cao là do bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền, kèm thêm COVID-19 dẫn đến diễn biến suy đa cơ quan rất nhanh. Điều này khiến nhân viên y tế dù rất nỗ lực nhưng người bệnh không qua khỏi.

Nguyên nhân tiếp theo là nhiều người bệnh COVID-19 chưa tiêm vaccine, số lượng này chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, người già trên 65 tuổi mắc COVID-19 chiếm số lượng không nhỏ. Như vậy, người tử vong do COVID-19 phần lớn rơi vào nhóm người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền và chưa tiêm vaccinne.

Sở Y tế TP.HCM đã tham mưu UBND TP.HCM nhiều giải pháp, chiến lược, quy chế phối hợp trong quản lý chăm sóc F0 tại nhà và công tác điều trị tại địa bàn quận, huyện để giảm F0 trở nặng, qua đó giảm tử vong.

Cũng tại họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, để giảm số ca mắc mới, qua đó giảm số ca tử vong, ngành y tế TP.HCM thực hiện giải pháp "đánh chặn từ xa" với quyết tâm không để F0 trở nặng.

"Ngoài cố gắng kéo giảm số ca mắc mới, mục tiêu của thành phố là giảm số ca nhập viện và tử vong. Muốn làm được điều này, việc chăm sóc F0 ngay khi mới phát hiện rất quan trọng, chiến lược này gọi là đánh chặn từ xa", ông Tâm nói.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn