Guardian đưa tin, các chuyên gia đã dùng khái niệm số năm sống bị mất (YLL) để ám chỉ chênh lệch giữa tuổi thực tế khi tử vong với tuổi thọ ước tính trung bình ở 37 quốc gia có thu nhập trên trung bình và cao.
Theo đó, vào năm 2020, số năm sống bị mất nhiều hơn so với dự kiến ở tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu, ngoại trừ Đài Loan, New Zealand - nơi chứng kiến xu hướng trái ngược, và Iceland, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy - nơi chưa có bằng chứng về sự thay đổi.
Ở 31 quốc gia còn lại, hơn 222 triệu năm tuổi thọ đã mất vào năm 2020, cao hơn 28,1 triệu so với dự kiến. Trong số đó, nam giới bị mất 17,3 triệu năm sống và nữ giới là 10,8 triệu.
Tính trên 100.000 người, tổng số năm sống bị mất đi nhiều nhất là ở Nga (nam mất 7.020 năm, nữ mất 4.760 năm) và Bulgaria (nam mất 7.260 năm, nữ mất 3.730 năm).
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tuổi thọ quan sát được vào năm 2020 với tuổi thọ dự kiến dựa trên xu hướng lịch sử trong giai đoạn 2005-2019.
Năm 2005-2019, tuổi thọ trung bình của nam và nữ tăng lên ở tất cả quốc gia được nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho biết con số thực sự có thể còn cao hơn vì họ chưa tính đến phần lớn quốc gia từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latin trong nghiên cứu do thiếu dữ liệu.
Đăng nhận xét